Nước giếng bị nhiễm phèn là hiện tượng phổ biến đối với mạch nước ngầm. Cần phải nhận biết mức độ nhiễm phèn và tìm giải pháp xử lý phù hợp. Hiện nay, hệ thống lọc nước công nghiệp là giải pháp lọc nước nhiễm phèn được sử dụng phổ biến. Cùng tìm hiểu về quá trình xử lý nước nhiễm phèn trong bài viết dưới đây.
Cách nhận biết nước nhiễm phèn cần xử lý bằng hệ thống lọc nước công nghiệp
Cách nhận biết nước giếng khoan bị nhiễm phèn rất đơn giản. Khi nước giếng khoan bị nhiễm phèn thông thường sẽ xuất hiện những hiện tượng sau. Nước có màu sắc vàng nâu, đi kèm với đó là mùi hôi tanh cực kì khó chịu và có vị chua. Nước nhiễm phèn rất dễ dàng bám chặt vào các vật dụng chậu, thau, bồn chứa nước. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống lọc nước công nghiệp không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe con người mà còn bảo vệ tuổi thọ của các thiết bị trong sinh hoạt, sản xuất.
Người ta còn nhận biết nước giếng khoan có nhiễm phèn không bằng cách thử ngoài không khí. Bằng cách đổ nước ra ngoài chậu hoặc thau khoảng 5 phút. Nếu các thành thành phần cặn trong nước bắt đầu kết tủ màu nâu đỏ, xuất hiện lớp váng mỏng nổi lên bề mặt thì nước đã nhiễm phèn.
Ngoài ra, ông bà ta cũng có một số cách nhận biết phèn trong nước giếng khoan như sau. Khi sử dụng nước để pha chè, nước phèn làm nước chè có màu đậm hơn và tanh hơn bình thường. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mủ chảy ra từ những bẹ chuối, khi tiếp xúc với phèn thì nước sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng.
Tác hại dùng nước nhiễm phèn không xử lý bằng hệ thống lọc nước công nghiệp
Nước nhiễm phèn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người khi dùng ăn uống trực tiếp. Không những vậy, nước sinh hoạt bị nhiễm phèn cũng gây nguy hại cho người sử dụng. Cụ thể là làm tăng cao khả năng mắc các loại bệnh về da. Tiêu biểu như viêm da dị ứng, mẩn ngứa, xuất hiện đốm đỏ,…
Uống trực tiếp nước giếng khoan nhiễm phèn mà không xử lý bằng hệ thống lọc nước công nghiệp sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa của con người. Những triệu chứng xuất hiện như đau bụng, tiêu chảy hoặc kiết lị, viêm đường ruột… Trong những trường hợp xấu hơn còn có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư, rối loạn thần kinh trung ương…
Trong sinh hoạt, sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn làm ố quần áo, nhanh bị sờn rách. Các vật dụng chứa nước bị hoen rỉ, nhanh hư hỏng. Các khu vực thường xuyên tiếp xúc bị đóng cặn ố vàng, khó vệ sinh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của con người.
Loại bỏ nước nhiễm phèn bằng hệ thống lọc nước như thế nào?
Để lọc và khử nước nhiễm phèn, bạn có thể sử dụng hệ thống lọc tổng hoặc hệ thống lọc nước công nghiệp RO. Cả 2 hệ thống này đều có các thiết bị lọc thô nước nguồn chuyên dụng. Chỉ khác về mục đích sử dụng, nếu nước sau lọc để phục vụ nhu cầu ăn uống trực tiếp thì bạn nên dùng hệ thống RO. Nếu nước sau lọc chỉ dùng với mục đích sinh hoạt thì bạn hãy dùng hệ thống lọc tổng nước đầu nguồn.
Nước nhiễm phèn là do nồng độ sắt trong nước quá cao. Vì vậy quy trình lọc nước nhiễm phèn như sau. Đầu tiên nước sẽ được bơm đến hệ thống các cột lọc thô, bao gồm 3 cột lọc thô. Cột lọc thô thứ nhất chứa cát mangan và cát thạch anh, giúp loại bỏ những cặn bẩn, rong rêu, hấp thụ kim loại nặng trong đó có sắt. Tiếp theo, nước được chuyển đến cột lọc thô thứ 2 của hệ thống lọc nước công nghiệp. Cột lọc này chứa than hoạt tính, giúp loại bỏ mùi hôi, khử màu trong nước. Nước nhiễm phèn đã trở nên trong vắt sau khi đi qua cột lọc than hoạt tính. Cuối cùng, cột lọc thô thứ 3 là cột lọc cation, giúp loại bỏ độ cứng và làm mềm nước. Như vậy sau khi đi qua hệ thống các cột lọc thô, nước đã đạt quy chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế. Loại bỏ hoàn toàn nồng độ sắt trong nước, lọc nước nhiễm phèn hiệu quả.